Sau đó, thang máy dần được cải tiến để phổ biến hơn vào những thập niên 80 với thang máy cơ học, thang máy thuỷ lực- piston, thang máy điện có khả năng đưa nhiều người hơn, lên những ngôi nhà 5 tầng. Và cho đến những năm gần đây, thang máy vẫn không ngừng được cải tiến với những tính năng vượt trội nhằm tăng thêm độ an toàn và trở thành thiết bị tự động hoá phổ biến, thân thiết hơn với người sử dụng.
Vẫn dựa theo nguyên tắc ban đầu, song so với các thang máy trước đây thì thang máy ngày nay đã hoàn thiện hơn nhiều. Nếu thang máy xưa chỉ đơn giản gồm một đầu nối với cần trục thông qua dây thừng hay dây cáp, đầu kia nối với bệ đỡ vận chuyển với cơ cấu truyền động là hơi nước và piston thuỷ lực thì thang máy hiện đại bây giờ có vách che xung quanh bệ đỡ như một căn phòng (phòng thang), nó nằm bên trong một không gian vận hành riêng gọi là "đường nâng", mỗi phòng thang tương ứng một đường nâng với cơ cấu truyền động phổ biến hiện nay là cơ cấu kéo. Hướng thẳng đứng của phòng thang được duy trì bằng con trượt định hướng. Phòng thang được kéo lên, hạ xuống bằng hệ thống dây cáp kim loại, lăn qua một ròng rọc, thông thường bánh ròng rọc có rãnh. Trọng lượng của phòng thang được cân bằng với một đối trọng, nghĩa là sự chuyển động của thang máy luôn luôn đồng bộ hóa bằng đối trọng lẫn nhau. Ngoài ra, thang máy ngày nay có khả năng thực hiện hoàn toàn tự động nhờ khối điều khiển được lập trình sẵn chương trình phần mềm trong bộ vi xử lý. Bảng điều khiển thực hiện hoạt động thang máy lắp tại cửa tầng và cửa buồng như nhân viên bưu điện giao nhận thông tin giữa người và máy.
Thang máy cũng có những tình cảm và làm chủ những hành động của mình nhờ những cảm biến như thể các giác quan của con người. Nếu bạn muốn lên - xuống tầng bằng thang máy, bạn hãy điều khiển hoạt động của nó từ hai vị trí: tại cửa tầng bằng nút gọi tầng và trong buồng thang bằng các phím chọn tầng. Thang máy sẽ tự động đến đón bạn cho dù bạn đang ở bất cứ tầng nào. Thang máy hoạt động khi cửa tầng, của buồng đóng kín. Việc tự động đóng- mở cửa phòng cho bạn nhờ khoá chuyển mạch đóng, cắt điện (cảm biến quang điện) lắp đặt phía bên trái cửa tầng và then cài cửa tầng tác động lên nam châm cửa tầng. Nam châm cửa tầng bị ngắt nguồn cửa tầng mở ra và đóng cửa tầng nếu nam châm cửa tầng có điện.
Thang máy không bao giờ đóng cửa tầng gây nguy hiểm cho bạn nếu cảm biến điện tại cửa buồng bị che. Bước vào trong phòng thang, đèn phòng thang bật sáng để khoe với bạn vẻ đẹp thế giới riêng của nó. Song bạn đừng quên đề nghị thang máy đưa bạn đến vị trí bạn muốn bằng cách tiếp tục điều khiển hoat động của nó trong cabin.
Thang máy cũng có thể nhận biết bạn đi một mình hay đi với nhiều người nhờ bộ cảm biến trọng lượng tác động lên hai tiếp điểm hãm cuối. Hai tiếp điểm này sẽ đưa quyết định cho khả năng chuyên chở của thang máy có thực hiện được hay không. Nếu trọng tải trong thang không vượt quá, cửa cabin đóng lại, thang máy đưa bạn cùng mọi người tới vị trí yêu cầu. Ngược lại, nếu tải trọng vượt quá thang máy bật đèn báo quá tải, cửa tầng không đóng cho đến khi tải trọng trong thang giảm, đèn báo hiệu tắt, cửa thang đóng lại, thang máy mới tiếp tục cuộc hành trình. Khi đó, cuộn dây stato của động cơ sẽ nối với nguồn cấp qua tiếp điểm công tắc tơ nâng - hạ và tiếp điểm tốc độ cao - thấp để kéo buồng lên - xuống.
Thang máy dừng buồng êm, chính xác khiến cho bạn vẫn giữ nguyên cảm giác thoải mái lúc thang di chuyển. Bạn chỉ biết mình đã đến nơi khi thang mở của phòng. Có được hoạt động như vậy là do thang máy được trang bị phanh bảo hiểm, cơ cấu hạn chế tốc độ kiểu ly tâm, công tắc chuyển tầng là cảm biến xác định vị trí thực của buồng thang so với tầng. Vì thế, khi buồng thang đến tầng sàn, làm quay cửa then, then cài tác động lên một trong các hãm phanh cuối và mở khoá cửa tầng sau tiếng chuông báo "kính coong”.
Song trong lúc làm nhiệm vụ, thang máy vẫn nhận được các thông tin cần yêu cầu giúp đỡ của mọi người thông qua tiếp điểm hãm cuối. Do vậy, trong quá trình thực hiện yêu cầu của bạn mà thang máy không bị quá tải thang máy có thể đón thêm người đồng hành với bạn